Logo
banner

Ngành Công nghệ cơ khí

18/05/2022

Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển mọi lĩnh vực về kinh tế – xã hội và phát triển trên toàn thế giới.

Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân cơ khí.


Công nghệ cơ khí là gì?
Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích cho đời sống hàng ngày, khoa học công nghệ. Áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí, thiết bị thủy khí,…

Cơ khí gồm có các chuyên ngành cơ bản sau: động học, tĩnh học, sức bền vật liệu, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, cơ học vật rắn, điều khiển học, khí động học, thủy lực, chuyển động học và các ứng dụng nhiệt động lực học. Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và thế giới. Một số lĩnh vực nghề nghiệp chuyên sâu:

– Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Thường xuyên lên lớp truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng.

– Kỹ sư điều hành công nghệ: Trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để kịp thời khắc phục xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc và đảm bảo dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng theo yêu cầu.

– Kỹ sư giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế.

– Kỹ sư thiết kế: Làm việc trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước… Kỹ sư thiết kế đòi hỏi luôn tư duy, tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ đồng thời cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát, rút kinh nghiệm. – Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: những chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy xí nghiệp…, lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

– Có đam mê và sở thích với ngành cơ khí

– Có năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng tốt.

– Ưa thích công việc, luôn năng động và tìm tòi.

– Có tư duy phân tích nhạy bén và logic

– Tính cẩn thận, chính xác và sự kiên trì bề bỉ.

Trên đây là một vài thông tin về công nghệ cơ khí, hy vọng là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: Internet
0899506996